Phân bố Cam_sành

Cam sành Bố Hạ trồng ở Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cam sành Bố Hạ hợp với đất phù sa cổ, khí hậu mát ẩm. Hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh vàng lá greening.

Cam sành Hà Giang-Tuyên Quang-Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, năng suất cao; quả được thu hoạch vào dịp Tết. Tại tỉnh Tuyên Quang, nổi tiếng nhất là cam sành Hàm Yên, cam được trồng bạt ngàn tại xã Phù Lưu[7] và một số xã lân cận. Đây là vùng có năng suất trồng cam rất tốt, quả cam thơm ngon.

Tại miền Nam Việt Nam, cam sành cũng được trồng ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ)...

Loài cây này được đưa vào Mỹ năm 1880, khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản John A. Bingham chuyển sáu quả cam sành bằng đường tàu từ Sài Gòn tới Dr. H. S. Magee, một người phụ trách vườn ươm giống tại Riverside, California. Năm 1882, Magee gửi hai cây con trồng từ hạt và chồi tới J. C. Stovin ở Winter Park, Florida.[8][9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cam_sành http://www.plantnames.unimelb.edu.au/Sorting/Citru... http://toptropicals.com/html/toptropicals/articles... http://www.hort.purdue.edu/newcrop/morton/mandarin... http://lib.ucr.edu/agnic/webber/Vol1/Chapter4.html http://www.fao.org/docrep/008/ad523e/ad523e03.htm http://www.ctu.edu.vn/institutes/mdi/jircas/JIRCAS... http://www.cuctrongtrot.gov.vn/Tech_Science.aspx?i... http://www.hamyen.org.vn/?act=details&cid=8&id=107... https://web.archive.org/web/20050509134002/http://... https://web.archive.org/web/20050509140507/http://...